Sâm đương quy là một trong những dược liệu quý hiếm sở hữu nhiều tác dụng tốt với sức khỏe con người. Từ lâu, loại sâm này đã được ứng dụng rất nhiều trong các bài thuốc cổ xưa. Cùng tìm hiểu tác dụng của loại thảo dược này cũng như cách dùng trong bài viết dưới đây nhé!
Đương Quy có tên tiếng anh là Angelica sinensis, người ta thường gọi dược liệu này với cái tên là “sâm của phụ nữ”. Vì đa phần tác dụng của nó đều liên quan tới các bệnh lý phụ nữ.
Loại thảo dược này được biết đến là dược liệu có xuất xứ từ Trung Quốc, là giống cây thân thảo, có tuổi đời lâu năm. Cây khi phát triển tối đa sẽ có chiều cao từ 40-80cm, thường sinh trưởng ở khu vực có khí hậu mát mẻ, trên địa hình cao như núi, cách mực nước biển khoảng 2000-3000m. Phần lá của Đương Quy có hình thon dài, cuống ngắn hoặc gần như không có cuống. Hoa của Đương quy có màu trắng nhạt, mọc theo cụm.
Tại Việt Nam, sâm đương quy được lấy giống và trồng từ năm 1960. Phần rễ của đương quy là bộ phận mang lại giá trị kinh tế cao nhất. Bởi vậy, vị thuốc này đang ngày càng phổ biến tại Việt Nam, được quy hoạch trồng tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Hòa Bình, Lào Cai, Lai Châu,…
Sâm Đương Quy tươi là loại chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nhất. Bởi, loại này chưa qua chế biến nên dược tính vẫn được bảo toàn nguyên vẹn. Người ta thường sử dụng đương quy tươi để ngâm rượu hoặc ngâm với mật ong, mang lại tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh lý đường tiêu hóa như táo bón, hỗ trợ cải thiện triệu chứng viêm khớp dạng thấp, đau nhức xương khớp, tê tay chân…
Với sâm khô là loại được sử dụng phổ biến nhất, bởi tính tiện dụng và dễ bảo quản của nó. Để có được thành phẩm sâm khô, sau khi thu hái, người ta sẽ phơi dược liệu nhiều ngày dưới nắng. Thời điểm lý tưởng nhất trong ngày để phơi sâm tươi đó chính là từ 6h – 9h sáng, tránh được những tia UV, tia cực tím khiến giảm chất lượng của thảo dược.
Sâm rừng là loại sâm khan hiếm và dễ bị làm giả nhất. Do vậy, khi mua hàng bạn cần nên yêu cầu người bán để nguyên lá cho dễ phân biệt.
Hiện nay, Việt Nam cũng có rất nhiều đơn vị quy hoạch trồng đương quy với số lượng lớn. Chất lượng Sâm Việt Nam cũng không thua kém gì so với sâm ở Trung Quốc. Do đó, người bệnh hoàn toàn có thể tin tưởng sử dụng.
Rễ Đương Quy đây là bộ phận của cây sở hữu nhiều giá trị dược tính nhất, hàm lượng tinh dầu chiếm đến 0,26%. Chưa dừng lại ở đó, người ta còn tìm thấy trong dược liệu này còn chứa rất nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe như sacharid, coumarin, sterol, axit amin,… Đặc biệt, các loại vitamin như B12 cũng được tìm thấy trong phần rễ của Đương Quy.
Theo đông y, Sâm đương quy có vị ngọt, cay, hơi đắng, mùi thơm dịu, tính âm mang lại tác dụng bổ huyết. Nhờ đặc tính này, Đương Quy có những tác dụng tốt cho sức khỏe như sau: