Covid-19 còn kéo dài, TPHCM làm sao để tăng sức chống chịu của y tế cơ sở?

Banner quảng cáo
  • 100% Nhập khẩu Hàn Quốc
  • /
  • Email: sante3650@gmail.com
  • /
  • Tel: 028 6296 2608 – 0969 212 839

Covid-19 còn kéo dài, TPHCM làm sao để tăng sức chống chịu của y tế cơ sở?

Ngày đăng: 14/12/2021 09:38 PM

Covid-19 chưa dừng lại, các đợt bùng phát dịch mới có nguy cơ tiếp tục xuất hiện, TPHCM cần tính toán phương án để lấp đi những lỗ hổng, biến y tế cơ sở thành bức tường thành vững chắc.

Trong quãng thời gian dịch Covid-19 chưa xuất hiện, hệ thống y tế của TPHCM và cả nước gắn bó các nhiệm vụ mang tính hành chính, thu thập, điều tra số liệu, thống kê, triển khai các chương trình điều tra sức khỏe, dinh dưỡng, tiêm chủng, kế hoạch hóa gia đình… Tuy nhiên, khi đại dịch diễn ra, với đặc điểm nắm chắc tình hình dân cư trên địa bàn, hệ thống này đã phát huy những vai trò quan trọng từ vấn đề điều tra, truy vết F0 cho đến công tác tiêm chủng, chăm sóc ca mắc Covid-19 tại cộng đồng.

Cũng trong quãng thời gian diễn ra các đợt bùng phát dịch Covid-19, đặc biệt đối với địa phương đông dân cư như TPHCM, hệ thống y tế cơ sở cũng bộc lộ nhiều yếu điểm, hạn chế. Nguyên nhân chính đến từ việc cơ sở vật chất xuống cấp, nhân lực chưa được đầu tư tương xứng từ trước đến nay.

Covid-19 còn kéo dài, TPHCM làm sao để tăng sức chống chịu của y tế cơ sở? - 1

Nhấn để phóng to ảnh

Hệ thống y tế cơ sở tại TPHCM đã "gánh" khối lượng công việc khổng lồ trong đợt bùng phát dịch Covid-19 vừa qua.

Với kịch bản dịch Covid-19 chưa dừng lại trong khi các đợt bùng phát dịch mới với những biến chủng nguy hiểm tiếp theo lại xuất hiện, TPHCM cần tính toán phương án để lấp đi những lỗ hổng, biến y tế cơ sở thành bức tường thành vững chắc. Những phương án ấy không thể mang tính tình thế, ngắn hạn mà cần một sự thay đổi lớn cho cả chặng đường dài tiếp theo.

Gần 1.000 nhân viên y tế cơ sở xin nghỉ việc

Trước khi dịch Covid-19 ập tới, TPHCM có khoảng 400-500 nhân viên y tế cấp cơ sở xin nghỉ việc mỗi năm. Không có cơ hội nâng cao tay nghề, thu nhập thấp, là một trong những nguyên nhân chính khiến các y, bác sĩ, nhân viên y tế không mặn mà đối với công việc ở cấp thấp nhất trong hệ thống y tế địa phương.

Trong năm 2021, TPHCM có khoảng 1.000 nhân viên y tế cơ sở xin nghỉ việc. Quãng thời gian dịch Covid-19 bùng phát dữ dội nhất, thành phố triệu dân ghi nhận số lượng nhân viên y tế cơ sở rời ngành ở mức kỷ lục.

Ông Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM, nhìn nhận, trong 8 tháng qua, nhiều nhân viên y tế chưa được nghỉ ngơi ngày nào. Mặt khác, mức thu nhập của họ còn quá thấp so với yêu cầu của công việc là những nguyên nhân khiến hàng loạt nhân viên y tế không chịu được áp lực.

Covid-19 còn kéo dài, TPHCM làm sao để tăng sức chống chịu của y tế cơ sở? - 2

Nhấn để phóng to ảnh

Hệ thống y tế cơ sở của TPHCM bộc lộ nhiều điểm yếu trong dịch Covid-19 (Ảnh minh họa: Hải Long).

Trước khi dịch Covid-19 đổ bộ, TPHCM có số lượng nhân viên y tế cơ sở là 2,31 người/10.000 dân, trong khi số trung bình cả nước là 7. Trong bối cảnh bình thường trước đây, con số này không mang nhiều ý nghĩa và vẫn đảm bảo hoàn thành các công việc.

Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 khiến ngành y tế chao đảo, hệ thống y tế cơ sở đảm trách nhiều công việc đã bộc lộ rõ những điểm yếu về nhân lực, cấu trúc tổ chức, cơ sở vật chất…

Về mặt cơ chế, TPHCM hiện có 312 trạm y tế phường, xã, thị trấn. Trong đó, 40 trạm y tế đang phục vụ cho địa bàn trên 50.000 dân, 3 trạm có số dân trên 100.000 dân. Đặc biệt, trạm y tế xã Vĩnh Lộc A phụ trách các công việc cho 165.000 dân, gấp 8 lần định mức 20.000 dân.

Theo quy định hiện hành, mỗi trạm y tế cấp cơ sở được định mức từ 5 đến không quá 10 cán bộ. Với quy mô dân số các địa phương khác nhau, quy định này mang tới nhiều bất cập, đặc biệt trong dịch Covid-19, khi y tế cơ sở đang là lực lượng chính phụ trách một lúc nhiều công việc.

Làm sao để vực dậy y tế cơ sở?

Lãnh đạo ngành y tế TPHCM nhận định, trước hàng loạt tác động của dịch Covid-19, địa phương đã nhận thấy rõ các vấn đề trong hoạt động của ngành y tế cơ sở. Do đó, nhiệm vụ nâng cao hiệu quả của hệ thống này là vấn đề cấp bách.

"Nhiệm vụ trước mắt là cần kéo giảm số nhân viên y tế xin nghỉ việc. Đầu tiên là thu nhập của lực lượng y tế cơ sở cần được nâng lên", ông Tăng Chí Thượng chỉ rõ.

Covid-19 còn kéo dài, TPHCM làm sao để tăng sức chống chịu của y tế cơ sở? - 3

Nhấn để phóng to ảnh

Nhiệm vụ cấp bách hiện nay của TPHCM là nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở (Ảnh: Hải Long).

Giám đốc Sở Y tế thành phố cho biết, năm 2015, UBND thành phố đã ban hành quyết định nâng cao thu nhập cho cán bộ, viên chức công tác tại y tế cơ sở và lĩnh vực y tế dự phòng, Tuy nhiên, đến nay, mức hỗ trợ này đã thấp và không còn phù hợp.

Ngoài vấn đề thu nhập, ngành y tế cho rằng, vấn đề cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp cũng là điều các y, bác sĩ công tác tại cơ sở quan tâm. Sở Y tế đã đề xuất thí điểm chương trình thực hành trong 18 tháng để cấp chứng chỉ hành nghề cho bác sĩ mới tốt nghiệp.

Trong quá trình thực hành tại cơ sở, các y, bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý không cần đóng chi phí thực hành, rút ngắn thời gian thực tập và hỗ trợ chi phí sinh hoạt.

Covid-19 còn kéo dài, TPHCM làm sao để tăng sức chống chịu của y tế cơ sở? - 4

Nhấn để phóng to ảnh

Bộ Y tế đã thống nhất chủ trương thực hiện đề án xây dựng, tổ chức trạm y tế cơ sở theo quy mô dân số tại TPHCM (Ảnh: Hải Long).

Đối với vấn đề cấu trúc tổ chức, Sở Y tế TPHCM đã kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xem xét, nâng từ định biên không quá 10 biên chế/trạm lên tối thiểu 10 và không quá 20.

"Về lâu dài, chúng tôi kiến nghị Quốc hội xem xét, điều chỉnh quy định phân bổ trạm y tế không theo biên giới hành chính mà theo quy mô dân số. Lý tưởng nhất là 1 vạn dân có 1 trạm y tế", ông Tăng Chí Thượng nhấn mạnh.

Chia sẻ về vấn đề nhân lực tại trạm y tế cơ sở, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TPHCM, thông tin: Vừa qua, thành phố đã có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Y tế về bất cập này. Theo đó, Bộ Y tế đã thống nhất triển khai đề án thí điểm xây dựng, tổ chức trạm y tế theo quy mô dân số.

 "Như vậy, thành phố sẽ giải quyết được vấn đề nhiều người quan tâm là nhân sự các trạm y tế còn chưa đáp ứng phù hợp quy mô dân số, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát. Với chủ trương của Bộ Y tế, vấn đề này sẽ được khắc phục sớm hơn", ông Phan Văn Mãi khẳng định.

Quang Huy

 Nguồn Báo Dân Trí

http://www.sante365.vn/admin/index.php?com=news&act=add&type=tin-tuc&p=1

Chương trình khuyến mãi

0
Zalo
Hotline